Thứ Hai, 10 tháng 9, 2007

Ngày Tết của láng giềng

Ấn tượng đầu tiên của tôi về tết là được thức khuya cùng người nhà. Hồi nhỏ ba mẹ tôi không cho tôi đi ngủ muộn, nhưng đêm giao thừa là cơ hội duy nhất để tôi "phá lệ" này.

Trước đêm giao thừa, còn một chuyện mà mẹ tôi thường "buộc" tôi làm, đó là đi cắt tóc.

Không phải vì cắt tóc nhân dịp tết có thể đem lại vận may. Ở Trung Quốc, nhiều người tin rằng nếu một người đi cắt tóc vào tháng giêng thì chú và cậu của mình sẽ bị chết. dien dan nguoi lon. Vì vậy vào những ngày trước tết các cửa hiệu cắt tóc đều rất đông khách. Mỗi năm tôi đều phải chờ rất lâu để đến lượt mình.

Đến tối, mọi thành viên trong gia đình tôi quây quần bên nhau, thường là tại nhà ông bà ngoại của tôi. Trẻ em thì sốt ruột chờ đến giờ được lì xì, còn người lớn thì hàn huyên với nhau và bận rộn chuẩn bị cho bữa cơm tối.

Bữa cơm giao thừa rất có ý nghĩa đối với người Trung Quốc. Đó là dịp để tất cả thành viên gia đình gặp nhau. Trong buổi tiệc giao thừa, dien dan nguoi lon, món ăn không thể thiếu là bánh chẻo (giống bánh quai vạc của VN). Trước kia người dân Trung Quốc rất nghèo, không thể thường xuyên ăn bánh chẻo. Vì vậy người ta rất coi trọng việc ăn bánh chẻo trong đêm giao thừa. Hiện nay đời sống khá giả hơn, người ta có thể ăn bánh chẻo lúc nào cũng được nhưng vẫn không ai quên món bánh chẻo đêm giao thừa.



Buổi sáng mồng một, cả thành phố rất yên lặng. Vào ngày đó tôi và Stephen Pierce ba mẹ thường đi thăm ông bà nội và ăn trưa với họ. Trong những ngày lễ tết người ta không chỉ thích viếng thăm bạn bè, người nhà để chúc tết, mà còn đi chơi "hội làng". Mỗi năm, hội làng được tổ chức tại nhiều nơi ở Bắc Kinh. dien dan nguoi lon. Trong đó có người bán thức ăn, tổ chức các trò chơi truyền thống, trình diễn nhiều chương trình văn nghệ dân gian...

Hiện nay người Trung Quốc được nghỉ tết bảy ngày, tức là từ mồng một đến mồng bảy. Nhưng ở nhiều vùng nông thôn, người ta ăn tết lâu hơn, có khi đến rằm tháng giêng mới hết tết.

Không có nhận xét nào: